Phân loại Thủy vận

Thuỷ vận chia làm hai loại hải vận và hà vận. Chúng lấy hải dương và dòng sông do thiên nhiên ban tặng làm đường giao thông. Tuy nhiên, không phải tất cả sông, hồ đều có thể trở thành đường thuỷ, sẵn sàng chuyên chở. Nếu thuyền tàu qua lại có trọng tải khá cao, thì cần phải tăng thêm chiều rộng ở dòng sông hẹp, cần đào sâu ở dòng sông cạn, có lúc phải mở đào sông đào để khai thông giữa sông với sông, mới có thể cung cấp mạng lưới đường thuỷ thuận lợi cho thuyền tàu cỡ lớn ở sông nội địa.

Vận tải biển - đại dương là một phương thức vận tải sử dụng các phương tiện thuỷ vận như thuyền, tàu, ghe, đò,... thông qua tuyến đường thuỷ trên biển mà chuyên chở hàng hoá và đưa đón du khách. Nó có sẵn các ưu điểm như khối lượng chở hàng lớn, giá thành thấp, nhưng mà tốc độ vận tải chậm, hơn nữa bị điều kiện tự nhiên ảnh hưởng.

Vận tải sông nội địa, gọi tắt hà vận, là một phương thức vận tải sử dụng tàu, ghe, đò và phương tiện thuỷ vận khác chuyên chở hàng hoá và đưa đón du khách ở đường thuỷ thiên nhiên như sông, hồ, hồ chứa nước,... hoặc nhân tạo như sông đào, mương, rạch,... Nó có sẵn các ưu điểm như giá thành thấp, tiêu hao năng lượng ít, địa phương đầu tư, chiếm ít hoặc không chiếm đất canh tác, nhưng nó bị điều kiện tự nhiên cản trở khá lớn, tốc độ vận tải khá chậm, tính liên tục kém.

Cửa cảng là điểm mở đầu và điểm kết thúc của thuỷ vận. Tiếp viện thuyền tàu, sự lên xuống của du khách, bốc dỡ hàng hoá và kiểm tra, sửa chữa thuyền tàu đều tiến hành ở chỗ này. Năng lực gom - bỏ - chở hàng hoá và du khách của một cửa cảng, tức là khả năng mỗi năm có bao nhiêu hàng hoá và du khách tập trung ở chỗ này dùng thuyền tàu chở đi chỗ khác, và có bao nhiêu hàng hoá và du khách chở đến chỗ này, gọi là năng lực xuất nhập của cửa cảng.

Vận tải container là đem hàng hoá đa chủng đa dạng chứa đựng tập trung ở bên trong container có sẵn chiều dài, chiều rộng và chiều cao thống nhất quy cách. Những container này có thể chứa thuyền tàu lợi dụng đường thuỷ mà vận chuyển, cũng có thể thông qua vận tải đường sắt và đường bộ, giữa đường thay xe đổi tàu không cần lấy hàng hoá ra ngoài, có thể nâng cao hiệu suất bốc dỡ, có lợi cho điều khiển cơ khí hoá, tiêu trừ lao động chân tay nhiều và nặng nhọc, giảm bớt tổn thất hàng hoá, đơn giản hoá thủ tục phức tạp, đẩy nhanh luân chuyển của xe và tàu, làm giảm giá thành vận tải. Đồng thời, vận tải container có thể từ kho của người gửi hàng trực tiếp chở đến kho của người nhận hàng, không cần lợi dụng kho trung chuyển, thực hành dịch vụ vận tải "trao đổi tại cửa". Vận tải container xuất hiện trước nhất ở Hoa Kì, mở rộng đến khắp nơi thế giới vào cuối niên đại 60 thế kỉ XX.[3]